Đô thị cảng biển khởi sắc cùng bất động sản công nghiệp
Không chỉ có triển vọng phát triển tươi sáng, bất động sản công nghiệp còn đảm nhiệm vai trò “nhạc trưởng” dẫn dắt phân khúc đô thị cảng biển và chuỗi cung ứng đô thị dịch vụ, đô thị giải trí du lịch… trong 5 năm tới.
25 năm qua, Việt Nam đã đón 3 đợt sóng bất động sản công nghiệp bùng nổ mạnh mẽ vào các năm 1996, 2008 và 2020.
Năm 1996, Việt Nam mở cửa cũng là năm Honda, Toyota, LG tới đặt nhà máy và tạo ra cơn sốt đất công nghiệp ở Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, TP.HCM.
Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, một năm sau đó các tập đoàn lớn như Samsung, Bosch, PepsiCo đổ bộ gây sốt đất ở các vùng ven Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh… Đến 2020, cuộc chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu hậu Covid-19 khiến phân khúc bất động sản công nghiệp trên cả nước trở nên sôi động, trong đó có các tỉnh miền Trung.
Trong mỗi đợt sóng, bất động sản công nghiệp không chỉ tăng trưởng ấn tượng mà còn đảm nhiệm vai trò “nhạc trưởng” dẫn dắt các thị trường liên quan. Dù là công nghiệp chế xuất, công nghiệp phần mềm hay công nghiệp nông nghiệp chất lượng cao, các địa phương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào công nghiệp đều trở thành tâm điểm đầu tư “tấc đất tấc vàng”.
Trong giai đoạn hiện nay, bất động sản công nghiệp được cho là sẽ tiếp tục tăng trưởng, triển vọng có thể kéo dài trong 5 năm tới.
Trong báo cáo ngành bất động sản công nghiệp, hậu cần (logistics) khu vực châu Á Thái Bình Dương gần đây, JLL dự báo, đầu tư vào lĩnh vực hậu cần và bất động sản công nghiệp tại khu vực này sẽ tăng gấp đôi trong vòng 3-5 năm tới khi các nhà đầu tư tìm cách gia tăng thị phần mạnh mẽ. Khối lượng đầu tư vào lĩnh vực hậu cần sẽ tăng từ 25-30 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn 2019-2020 lên 50-60 tỷ USD trong giai đoạn 2023-2025.
Trong đó, Việt Nam nổi lên là nơi được ưu tiên hàng đầu đón dòng vốn này do có chi phí vận hành thấp, cùng nhiều chính sách miễn giảm thuế doanh nghiệp và đầu tư hạ tầng thu hút cạnh tranh của chính phủ.
Trên thực tế, suốt 6 tháng đầu năm 2021, thị trường bất động sản công nghiệp đã liên tục tăng nóng với giá thuê đất, nhà xưởng, kho bãi leo thang và tỷ lệ lấp đầy ở mức cao, bất chấp dịch bệnh.
Các khu công nghiệp lâu đời ở Bắc Ninh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM,… lấp đầy 89-99%, đất trống còn rất ít, giá thuê đạt kỷ lục 25 năm. Điều này khiến các tọa độ mới như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Khánh Hòa… với lợi thế gần cảng biển, quỹ đất lớn, giá thuê còn thấp, cơ sở hạ tầng giao thông đầu tư ngày càng hoàn thiện đang được kì vọng sẽ trở thành “điểm sáng” của thị trường.
Bất động sản công nghiệp thường “nóng” trước, phát tín hiệu “sốt” cho các loại hình bất động sản khác theo sau, bám sát nút nhất là đô thị cảng biển. Điều này đã được thực chứng ở nhiều khu công nghiệp cảng biển châu Á như Sakai Senboku (Nhật Bản), Busan (Hàn Quốc), Malacca (Malaysia),… Bất động sản công nghiệp rất cần các đô thị cảng biển để phát triển logistics nội địa và quốc tế, hình thành các khu dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho sự dịch chuyển dân cư về các khu công nghiệp, khu trung tâm kinh tế lớn.
Câu chuyện về “cặp bài trùng” này đang xảy ra ngay tại Khu kinh tế Nhơn Hội, nằm cạnh cảng nước sâu Quy Nhơn (Bình Định). Sở dĩ nhắc đến ví dụ này, bởi cả nước hiện hiếm có tỉnh nào còn khu đất có thể quy hoạch đô thị cảng biển gắn liền bất động sản công nghiệp với quy mô lớn đến vậy. Nhơn Hội lớn gấp 2 lần Thủ Thiêm (TP.HCM), đến nay đã thu hút 101 dự án với vốn đăng ký 84.517 tỷ đồng…
Trước sức hút này, giữa năm 2019, Nhơn Hội đã được Thủ tướng phê quyệt mở rộng từ 12.000 lên 14.308ha; và chuyển hướng phát triển từ công nghiệp, dịch vụ, đô thị để vươn tầm thành khu kinh tế đa ngành phát triển công nghiệp, đô thị, cảng biển, du lịch, dịch vụ, năng lượng… với dân số khoảng 250.000 người vào năm 2040.
Đô thị cảng biển gắn liền với bất động sản công nghiệp đang từng bước đưa Quy Nhơn trở thành trung tâm giao thương quốc tế của hành lang kinh tế Đông – Tây. Đặc biệt là khi Nhơn Hội nắm giữ vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng trong giao lưu quốc tế và nội địa, tại cửa ngõ ra biển Đông kết nối gần nhất với vùng xuất khẩu khoáng sản Tây Nguyên, Nam Trung bộ và 5 nước Tiểu vùng sông Mekong.
Tương lai, khi kênh đào Kra (Thái Lan) hoàn thiện, tàu siêu trọng đi từ Các tiểu vương quốc Ả Rập đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc sẽ không cần ghé qua Singapore và Malacca, mà có thể đi tắt qua cảng Quy Nhơn biến trục hàng hải quốc tế nơi đây thêm phồn hoa đô hội.
Từ bài học thành công ở châu Á, có thể thấy chuỗi cung ứng dành cho đô thị cảng biển kết hợp bất động sản công nghiệp – cần cả mạng lưới cơ sở hạ tầng hùng hậu lẫn những tổ hợp giải trí, thương mại dịch vụ đáp ứng nhu cầu cư dân, du khách.
Ở hai khía cạnh này, Quy Nhơn đã sớm đầu tư đầy đủ loạt hạ tầng lớn bao quanh Nhơn Hội gồm 4 cây cầu Thị Nại, sân bay Phù Cát, quốc lộ 1A (118km), 1D (20,7km), 19A (69,5km), 19B (60km), đường ven biển Nhơn Hội – Tam Quan (107km) và Cát Tiến – Đề Gi (21,5km). Trong nội khu kinh tế, các dự án đô thị dịch vụ Kỳ Co Gateway, đô thị giải trí du lịch Takashi Ocean Suite Kỳ Co… được định vị với đa dạng chức năng, hoàn thiện đô thị cảng biển.
Trong đó, Takashi Ocean Suite Kỳ Co là Khu đô thị biển có nhiều ưu thế, nhiều tiềm năng trong chuỗi cung ứng dành cho đô thị cảng biển kết hợp bất động sản công nghiệp đang rất phát triển và được quan tâm. Với vị trí đắc địa gần với địa danh Kỳ Co – Eo Gió nổi tiếng, nằm trong Khu kinh tế Nhơn Hội – một những trung tâm phát triển chính của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được quy hoạch bài bản về mọi mặt,…
Theo thống kê của Sở xây dựng Tỉnh Bình Định vào tháng 5/2020, dân số Quy Nhơn sẽ tăng cao gấp đôi từ 162.700 người lên 325.000 người vào năm 2035. Với sự phát triển mạnh về công nghiệp và du lịch của Quy Nhơn, Takashi Ocean Suite Kỳ Co sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu chỗ ở tăng cao trong tương lai mà còn là trung tâm giải trí sôi động, độc đáo giữa lòng thành phố, là đô thị kiểu mẫu tại Quy Nhơn. Đây là dự án phức hợp cao tầng duy nhất Nhơn Hội với 4 phân khu, 17 block căn hộ và 1 block khách sạn cao cấp, mỗi block 39 tầng, cao 115m.
Tương lai, Takashi Ocean Suite Kỳ Co sẽ là biểu tượng giải trí du lịch dễ dàng nhìn thấy đầu tiên khi đến Nhơn Hội dù đi từ sân bay, từ thành phố hay du thuyền từ biển vào. Người dân an cư, du khách nghỉ dưỡng tại Takashi Ocean Suite Kỳ Co cũng dễ dàng ngắm trọn bức tranh khu kinh tế sôi động Nhơn Hội cho đến toàn cảnh vịnh thiên đường Quy Nhơn, nhờ vị trí độc đáo ven biển của dự án.
Nếu Nhơn Hội là tập hợp những tọa độ vàng tiềm năng cả về bất động sản công nghiệp lẫn đô thị cảng biển, thì Takashi Ocean Suite Kỳ Co được nhiều nhà kinh doanh bất động sản chọn làm điểm sáng đầu tư.
Các căn hộ biển tại đây có pháp lý sở hữu lâu dài, cùng bản sắc thiết kế riêng mang phong cách Nhật với sự góp mặt của đơn vị thiết kế kiến trúc danh tiếng Kume Design Asia và đơn vị quản lý vận hành Anabuki.
Takashi Ocean Suite Kỳ Co không chỉ là lựa chọn đầu tư “tiềm năng”, mà còn được kì vọng trở thành tâm điểm giải trí sôi động độc đáo tại Quy Nhơn, thu hút du lịch và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần thay đổi diện mạo địa phương này.
Phân khu Sapporo Khu đô thị Takashi Ocean Suite Kỳ Co – Bản sắc Nhật bên vịnh thiên đường Quy Nhơn
Hiện tại tiến độ xây dựng đang tiếp tục đẩy nhanh tiến …
ĐĂNG KÝ Nhận THÔNG TIN
Thông tin liên hệ
Quốc lộ 19B, Khu kinh tế Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
090 2222 799
cskh@takashioceansuite.com
www.takashioceansuite.com
NHÀ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN
Với 15 năm hoạt động, Tập đoàn Danh Khôi hiện có tiềm lực tài chính vững mạnh cùng đội ngũ hơn 1.500 nhân sự giàu kinh nghiệm và 30 công ty thành viên; đang định hướng trở thành tập đoàn bất động sản hàng đầu khu vực với những sản phẩm chất lượng và dịch vụ chuẩn mực.